Đất nền khu Đông thời điểm hiện tại đã có dấu hiệu “hạ nhiệt” về giá bán. Nhiều dự án 3 tháng trước chào bán giai đoạn 1 thì đến nay chào bán đợt 2 chủ đầu tư cũng không có động thái tăng giá. Theo ghi nhận của phóng viên, từ đầu tháng 7/2017, các dự án nền đất mới hoặc dự án mở bán giai đoạn tiếp theo tiếp tục nở rộ tại khu vực Q.2, Q.9, Q.Thủ Đức. Dự án chủ yếu nằm ở vị trí mặt tiền đường lớn, giá bán khá cao dao động từ 20 – 45 triệu đồng/m 2 .
Ở khu vực Q.9, khá nhiều dự án mới hoặc mở bán giai đoạn tiếp theo. Trong đó, P.Long Trường, P.Phú Hữu, P.Long Phước một công ty đang chào bán 60 nền đất dự án với mức giá từ 21 – 22 triệu đồng/m 2 (diện tích 57 - 60m 2 ). Còn tại P.Long Phước (Q.9) một công ty khác cũng chào bán hơn 100 nền dự án với giá 700 triệu đồng/nền/52m 2 . Tại Q.2, mức giá của một số dự án đang chào bán ghi nhận từ 50 triệu đồng/m 2 . Tại Q.Thủ Đức, các dự án đất lẻ mới và dự án mở bán giai đoạn tiếp theo đồng loạt bung hàng trong tháng 7 & 8/2017 với giá từ 26 triệu đồng/m 2 .
Thị trường đất nền phân lô đang dần trở về với giá trị thực. Ảnh: V.Sơn
Đối với khu vực Bắc TP.HCM, cách đây 3 tháng, thông tin từ nhiều đơn vị, tổ chức, sàn giao dịch nhà đất đều cho rằng thị trường đất nền ở khu vực này tăng nóng. Mức tăng phổ biến khoảng 20% đến 60% tùy khu vực, thậm chí có điểm nóng tăng gấp đôi so với cùng thới điểm này năm ngoái.
Tuy nhiên, đợt tăng nóng trong thời gian ngắn này đã được nhiều chuyên gia phân tích là do "tăng ảo". Nguyên nhân nằm ở việc giới đầu cơ mượn các thông tin đang lan truyền rầm rộ tại TP.HCM như một số huyện ngoại thành lên quận, quy hoạch các siêu dự án hạ tầng giao thông lớn,...nhằm thổi giá đất lên cao kiếm lời.
Riêng huyện Củ Chi và Hóc Môn vẫn nằm trong tầm ngắm của nhà đầu tư đất nền, lý do khu vực này vẫn tạo ra sự hy vọng cho giới đầu tư về viễn cảnh tương lai. Chẳng hạn, siêu dự án đại lộ ven sông New Saigon City tại Củ Chi của Tập đoàn Tuần Châu có nhiều động thái cho thấy sẽ triển khai.
Trả lời với báo chí, ông Đào Hồng Tuyển, Chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu, cho biết đối với dự án tuyến đường ven sông Sài Gòn, Tập đoàn đang thực hiện theo các đề nghị của UBND TP.HCM về việc lập phương án nghiên cứu dự án tổng thể, tác động môi trường và kinh tế địa phương.
Do vậy, ngay trong tháng 5/2017, Tuần Châu đã thuê 5 tập đoàn thiết kế lớn của Mỹ, Anh và Pháp để phối hợp tiến hành lập dự án, như phương án đền bù giải tỏa, điều tra xã hội học, tính khả thi và đặc biệt là cơ cấu nguồn vốn đầu tư. Theo ông Tuyển, các cam kết đã được ký kết bằng văn bản giữa Tập đoàn Tuần Châu và một số đối tác trong và ngoài nước, hiện số vốn đã chuẩn bị gần 4 tỷ USD đủ để triển khai dự án này.
Cũng trong viễn cảnh tương tự, khu Nam TP.HCM với huyện Bình Chánh và Cần Giờ nhiều nhà đầu tư vẫn âm thầm gom đất chờ đợi vào tương lai. Điều này ít nhiều đã khiến giá đất khu vực này vẫn duy trì ở mức ổn định và luôn có dấu hiệu tăng giá ở một số thời điểm.
Theo đánh giá của chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang, thị trường đất nền TP.HCM đang có nhiều diễn biến rất lạ, đây là điều rất ít khi xảy ra đối với phân khúc này vì thông thường rất ổn định. Ông Quang dự báo, đất nền khu Đông và khu Nam, lẫn phía Bắc TP.HCM sau những tháng đầu năm tăng nóng thì sẽ chững lại về những tháng cuối năm. Mặt khác, việc TP.HCM ban hành quy định mới thay thế QĐ 33 sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các dự án phân lô, tách thửa, làm cho số lượng đất nền tại TP.HCM sẽ sụt giảm.
Trong khi đó, đất nền vùng ven có vị trí giáp ranh Sài Gòn, giá cạnh tranh hơn, số lượng lớn hơn, bắt đầu trỗi dậy và bung hàng dồn dập từ đầu quý 3/2017. Nguồn cung các dự án đất nền ở Long An, Nhơn Trạch, Biên Hòa, Bình Dương tiếp giáp Sài Gòn sẽ chiếm lĩnh nguồn cung trong ít tháng tới. Trong bối cảnh này đất nền TP.HCM sẽ tạm chậm hơn 1 nhịp so với phần còn lại của thị trường nhà đất miền Nam.
(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đồng ý UBND Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan có thẩm quyền triển khai Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài như đề nghị của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Tây Ninh và sự thống nhất của Bộ Giao thông vận tải.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết trong năm 2022, TP sẽ xây dựng, triển khai đề án chuyển một số huyện thành quận hoặc TP.
Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM vừa có văn bản báo cáo UBND TP.HCM về việc trình HĐND TP thông qua việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân tại 9 quận, huyện, với tổng diện tích 901,2 ha, nhằm phục vụ việc đô thị hóa, phát triển kinh tế TP.