Củ Chi nằm giữa sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông , có đường giao thông giao lưu với các tỉnh miền đông và Tây Nam bộ.
Huyện Củ Chi hiện có diện tích khoảng 43.000 ha, chiếm gần 25% diện tích đất ngoại thành và là huyện có diện tích đất lớn thứ hai của TP (sau huyện Cần Giờ), trong đó đất ở chiếm gần 15% diện tích đất tự nhiên, còn lại là đất nông, công nghiệp và các loại đất chuyên dùng khác.
Qui hoạch phát triển vùng Đất Củ Chi anh hùng
Theo quy hoạch, Huyện Củ Chi trong tương lai sẽ là đô thị vệ tinh cửa ngõ của TP nối liền với tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Long An bằng hệ thống giao thông đường bộ hiện đại. Đồng thời đây cũng là trung tâm lương thực-thực phẩm và công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của toàn TP.
Theo định hướng phát triển dân cư đến năm 2020, dân số huyện sẽ tăng từ trên 270.000 người hiện nay lên khoảng 700.000 – 800.000 người, tập trung ở các cụm đô thị là thị trấn Củ Chi, An Nhơn Tây, Phước Thạnh, Tân Quy, Phú Hòa Đông và Tân Phú Trung.
Phát triển 6 cụm đô thị tập trung
Trong 21 xã, thị trấn của Củ Chi, mạng lưới đô thị sẽ tập trung như sau:
Thị trấn Củ Chi sẽ là đô thị trung tâm của liên xã Tân An Hội, Tân Thông Hội, Tân Phú Trung, Phước Vĩnh An với diện tích trên 450 ha.
Cụm đô thị An Nhơn Tây là trung tâm các xã An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng, An Phú với tổng diện tích khoảng 100 ha.
Cụm đô thị Phước Thạnh là trung tâm của các xã Phước Thạnh, Phước Hiệp,Thái Mỹ, Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ với khoảng 85 ha.
Cụm đô thị Tân Quy có diện tích 100 ha là trung tâm các xã Trung An, Bình Mỹ, Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây và Hòa Phú.
Cụm đô thị Phú Hòa Đông gồm liên xã Phú Hòa Đông, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội với khoảng 80 ha.
Cụm đô thị- công nghiệp Tân Phú Trung khoảng 80 ha.
Chỉ tiêu đất ở trung bình khu đô thị là 30m2/người. Tại các khu vực thị trấn, thị tứ có thể có 40% -50% nhà ở bán đô thị (nhà vườn). Ngoài ra, toàn huyện có 60-80 điểm dân cư nông thôn, mỗi điểm có quy mô từ 200 hộ trở lên với diện tích đất thổ cư khu vực nông thôn khoảng 2.800 ha cho trên 200.000 người. Đồng thời trên địa bàn huyện còn có một số công trình lớn cấp TP như các khu du lịch, vui chơi, giải trí, khu công nghiệp…
Với định hướng phát triển của UBND Huyện Củ Chi và vị trí thuận lợi. Đây sẽ là cơ hội đầu tư đất Củ Chi trong thời gian tới
VẬY TẠI SAO NÊN ĐẦU TƯ ĐẤT CỦ CHI?
Khoảng mười năm tới. Năm 2027 giá bất động sản trên địa bàn Củ Chi sẽ tăng lên gấp 30 lần so với giá hiện nay. Và đến năm 2035 môi trường sống, môi trường xã hội và hạ tầng xã hội tại huyện Củ Chi sẽ trở thành một Singapore đầu tiên tại Việt Nam. Vì Củ Chi đã hội đủ những yếu tố đầu vào, vấn đề còn lại là cần có những tư tưởng lớn.
Sau đây là những lý do nên đầu tư vào đất Củ Chi:
Thứ nhất:
Củ Chi là vùng đất cao, nền ổn định nên chi phí XD không tốn kém nhiều, phù hợp với thu nhập của người dân đặc biệt trong giai đoạn đầu.
Hiện nay, giao thông thuận lợi vì có trục đường Xuyên Á đi qua và Tỉnh lộ 8. Đi về các tỉnh miền Tây rất thuận lợi. Từ Củ Chi đi qua Bình Dương ra Vũng Tàu, Phan Thiết…Không quá xa.
Thứ 2:
Theo viện nghiên cứu TPHCM, Dự kiến dân số TP đến 2025 là khoảng 15 – 17 triệu người phần lớn là tăng do nguyên nhân cơ học, Dự kiến sẽ có khoảng 2 triệu người về Củ Chi lập nghiệp, làm ăn và sinh sống.
Thứ 3:
Dự kiến sẽ có khoảng 30 trường Đại Học dời về Củ Chi và mỗi trường sẽ cần khoảng 10 đến 30ha đất. Đồng thời với điều đó sẽ có khoảng 30 bệnh viện với qui mô lớn nhỏ khác nhau sẽ được xây dựng mới tại Củ Chi và chỉ có Củ Chi mới đủ diện tích “đất sạch” với cảnh quan phong thủy phù hợp với người Á Đông và tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ 4:
Khái niệm về căn hộ và căn nhà nội thành vẫn còn xa vời so với người dân Việt Nam thu nhập còn rất thấp. Một phần do biến đổi khí hậu toàn cầu, động đất, nước biển dâng cao.
Thứ 5:
Văn hóa, điều kiện sống và sinh hoạt của vùng ngoại thành và nội thành đã được thu hẹp – các em học sinh – sinh viên Củ Chi đậu vào các trường Đại Học ngày càng nhiều…phần lớn các bạn đều có tư duy mới khát vọng làm giàu, tư tưởng cống hiến…Nhiều khu giải trí tầm cở quốc tế được mở ra. Hiện tại khu đô thị Tây bắc 6.000ha đang triển khai xây dựng.
Công viên Quốc tế Tân Phú Trung qui mô 300ha, làng Đại Học Quốc Tế diện tích 1.000ha tại Tân Phú Trung, Thảo Cầm Viên 500ha tại An Nhơn Tây…và khách sạn, nhà hàng đang mọc ra ngày càng nhiều (đó là một thực tế).
Thứ 6:
Đường Xuyên Á chuẩn bị khởi công mở rộng 120m. Từ ngã tư An Sương về ngã nâm Củ Chi dài 20km vốn đầu tư dự kiến (300 triệu đô la Mỹ)số tiền rất nhỏ bé đối với một Thành Phố trên 10 triệu dân.
– Tỉnh Lộ 15, từ Hội chợ Quang Trung qua Hóc Môn về ngã tư Tân Qui đã khởi công mở rộng 40m (dự kiến là 60m).
– Tỉnh lộ 9 từ Hóc Môn về Củ Chi đã thông suốt.
– Dự kiến 2013 khởi công mở đường ngầm Metro từ ngã năm Củ Chi kết nối từ Tham Lương đến Bến Thành rút ngắn thời gian di chuyển xuống chỉ còn khoảng 15 phút.
– Tỉnh lộ 10 từ Bình Tân về Đức Hòa, Đức Huệ Long An đang được mở rộng 40m(dự kiến 60m)
– Thành phố đang xây dựng một con đường để chắn lũ dọc sông Sài Gòn rộng 20m. Dự kiến trong tương lai mở rộng đến 60m từ địa đạo Củ Chi về Bình Thạnh…Muốn phát triển giao thông phải đi trước một bước.
Liên hệ để được tư vấn: Phú Nguyên Land
Đc: 866 Tỉnh Lộ 15, Tân Thạnh Đông, Củ Chi
(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đồng ý UBND Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan có thẩm quyền triển khai Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài như đề nghị của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Tây Ninh và sự thống nhất của Bộ Giao thông vận tải.
Tuyến vành đai 3 TP.HCM sẽ được đề xuất đầu tư trước 76,34 km với quy mô 4 làn xe cao tốc hạn chế và đường song hành hai bên với tổng mức đầu tư khoảng 83.290 tỷ đồng.