Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ tham gia ý kiến phương án triển khai Dự án đầu tư đường vành đai 3 TP.HCM.
Cụ thể, Bộ GTVT đánh giá việc triển khai đầu tư đường vành đai 3 TP.HCM đã bị chậm so vớ iquy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nhu cầu sớm đầu tư khép kín đường vành đai 3 là hết sức cần thiết và cấp bách nên phương án triển khai đầu tư Dự án bằng nguồn vốn đầu tư công là phù hợp trong điều kiện hiện nay.
Do vậy, Bộ GTVT thống nhất với kiến nghị, đề xuất của UBND TP.HCM và đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao nhiệm vụ cho UBND TP.HCM là cơ quan chuẩn bị đầu tư dự án và triển khai đầu tư Dự án theo phương thức đầu tư công.
Theo báo cáo của UBND TP.HCM tại văn bản số 3923/UBND-DA, giai đoạn 1 Dự án xây dựng đường vành đai 3 TP.HCM sẽ triển khai đầu tư 76,34 km với quy mô 4 làn xe cao tốc hạn chế và đường song hành hai bên, mỗi bên bố trí tối thiểu 2 làn xe.
Tổng mức đầu tư Dự án (chưa bao gồm lãi vay) khoảng 83.290 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng (GPMB) 46.970,5 tỷ đồng.
UBND TP.HCM đã nghiên cứu 4 kịch bản đầu tư đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), gồm: đầu tư toàntuyến (bao gồm GPMB); đầu tư phần đường cao tốc và đường song hành (không bao gồm GPMB); sầu tư phần đường cao tốc (không bao gồm GPMB và đường song hành, có khống chế mức vốn Nhà nước tham gia không quá 50% và khống chế thời gian hoàn vốn 29 năm).
- Nguồn báo Đầu tư
Đồng thời, UBND TP.HCM cũng đã phân tích ưu, nhược điểm của các kịch bản đầu tư và nhận định: huy động từ nguồn vốn tư nhân khoảng 15.411 tỷ đồng, chỉ chiếm 18% so với tổng mức đầu tư; thời gian hoàn vốn kéo dài, khó thu hút nhà đầu tư; việc đầu tư đường vành đai 3 theo phương thức PPP, sử dụng nguồn vốn ngân sách của các địa phương để thực hiện công tác GPMB là rất khó khăn, không thể thực hiện trong giai đoạn 2021-2026.
Do vậy, trên cơ sở kết quả thống nhất với UBND các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, UBND TP.HCM kiến nghị đầu tư khép kín đường vành đai 3 (76,34 km) từ nguồn ngân sách Trung ương (Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội), khoảng 83.290 tỷ đồng.
Trong trường hợp không cân đối đủ toàn bộ kinh phí, UBND TP.HCM đề xuất thực hiện trước việc GPMB, phần đầu tư xây dựng sẽ do các địa phương chủ động nghiên cứu đầu tư phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng Chính ph ủgiao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư Dự án cho UBND TP.HCM.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết trong năm 2022, TP sẽ xây dựng, triển khai đề án chuyển một số huyện thành quận hoặc TP.